Y học dân tộc từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc nam trị mất ngủ, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các phương thuốc này liệu có hiệu quả đến đâu, nên làm gì để cải thiện mất ngủ an toàn, từ gốc? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
10 bài thuốc nam trị mất ngủ hiệu quả nhất
Các bài thuốc nam chữa mất ngủ hiện vẫn được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á. Trong số đó, 10 thuốc nam trị mất ngủ dưới đây được nhiều người cho rằng mang lại hiệu quả tốt, bạn có thể tham khảo cách dùng để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cây bình vôi
Cây bình vôi (tên khoa học: Stephania rotunda Lour) còn có các tên thường gọi khác là củ mối trôn, tử nhiên, cà tom, ngải tượng… Đây là cây thân leo, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn…
Công dụng: Theo Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), các bộ phận khác nhau của cây bình vôi đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị khoảng 20 chứng rối loạn sức khỏe. Y học cổ truyền ghi lại rằng, bình vôi có tác dụng an thần nên có thể điều chế thành thuốc chữa mất ngủ, đau đầu. Y học hiện đại cũng xác nhận, chất Rotundin tìm thấy trong củ bình vôi có thể trấn tĩnh thần kinh, điều hòa hoạt động của hệ tim mạch, hệ hô hấp và an thần, thế nên dùng để hỗ trợ trị mất ngủ rất tốt.
Cách sử dụng cây bình vôi chữa mất ngủ:
- Nghiền củ bình vôi thành bột rồi ngâm với rượu gạo 40 độ theo tỉ lệ 1:5 (1 phần bột và 5 phần rượu).
- Ủ rượu bình vôi trong vài ngày hoặc 1 tuần.
- Mỗi ngày dùng khoảng 1 chén nhỏ (5ml) rượu củ bình vôi.
- Trường hợp mất ngủ nặng có thể dùng 10ml/ngày.
Cây lạc tiên
Cây lạc tiên (tên khoa học: Passiflora foetida L) còn gọi là dây nhãn lồng, cây lồng đèn, cây mắc mát, cây hồng tiên… Bài thuốc nam trị mất ngủ này thuộc họ dây leo, thân mềm và vỏ có nhiều lông nhỏ. Lạc tiên phân bố ở vùng nhiệt đới, mọc hoang dã hoặc được trồng trong các vườn thuốc nam.
Công dụng: Lạc tiên được biết đến là thành phần chính trong bài thuốc chữa mất ngủ nhờ chứa các hoạt chất an thần như Cyanohydrin Glycoside, Sulphate Ester, Tetraphyllum, Passiflorin… Hơn nữa, nhiều nghiên cứu phát hiện, bài thuốc nam này còn chứa Alkaloid, hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid và các vitamin thiết yếu giúp giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi, chống viêm. Nhờ đó, dùng lạc tiên giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ:
Bài thuốc nam chữa mất ngủ này có thể sử dụng theo những cách đơn giản sau:
- Lấy phần lá và ngọn lạc tiên luộc hoặc nấu canh như một loại rau xanh.
- Dùng khoảng 15g cây lạc tiên khô hãm với nước nóng uống thay trà mỗi ngày.
Lá vông nem
Ở mỗi vùng (miền), cây vông nem (tên khoa học: Erythrina Variegata) sẽ được gọi với những cái tên khác nhau là cây vông, cây hải đồng bì, cây thích đồng bì… Đây là cây thân gỗ, có gai ngắn, sinh trưởng nhiều ở những quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Công dụng: Không chỉ chứa hoạt chất an thần Alkaloid, cây vông nem còn cung cấp hoạt chất Saponin có khả năng kích thích hệ thần kinh và ổn định đường huyết. Vì vậy, bài thuốc được điều chế từ vông nem rất hữu ích cho người bị khó ngủ, mất ngủ và ngủ không ngon giấc.
Cách sử dụng lá vông nem điều trị mất ngủ:
Để tận dụng được những lợi ích của cây nem vông đối với giấc ngủ, mọi người có thể chế biến theo 2 cách:
- Chọn những lá vông nem bánh tẻ, rửa sạch và nấu canh hoặc luộc, ăn trong các cơm hàng ngày.
- Rửa sạch lá vông nem, rồi thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, lấy một lượng vừa phải hãm với nước sôi uống trước khi ngủ.
Tâm sen
Tâm sen (tên khoa học: Embryo Nelumbinis) còn gọi là liên tử tâm hoặc tim sen. Đây chính xác là phần mầm nhỏ nằm giữa hạt sen. Tách hạt sen sẽ thấy đoạn đầu tâm sen có màu xanh lục và đoạn dưới có màu vàng tươi.
Công dụng: Tâm sen là vị thuốc nổi tiếng với tác dụng an thần, trị mất ngủ. Theo phân tích của Y học hiện đại, các hoạt chất gồm: Alcaloid, Flavonoid và Acid Amin trong tâm sen giúp xoa dịu căng thẳng, ổn định huyết áp và phục hồi năng lượng, thế nên đem đến sự sảng khoái cho hệ thần kinh, từ đó đưa mọi người vào giấc ngủ nhẹ nhàng và sâu.
Cách sử dụng tâm sen chữa trị mất ngủ:
Dưới đây là hai bài thuốc nam chữa mất ngủ từ tâm sen đơn giản nhất:
- Lấy một lượng tâm sen khô vừa đủ cho vào bình nước sôi và ngâm khoảng 15 phút, rồi uống như uống trà.
- Dùng khoảng 5g tâm sen tươi và 100g gạo tẻ để nấu cháo. Ninh cháo thật nhừ, cho thêm chút đường hoặc muối (tùy sở thích) để dễ ăn hơn.
Cây xạ đen
Xạ đen (tên khoa học: Celastrus Hindsii) còn gọi là đồng triều, bạch vạn hoa hoặc cây ung thư. Bài thuốc nam trị mất ngủ này là loài thân gỗ, thường mọc thành bụi và sống tập trung ở vùng núi cao của các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình.
Công dụng: Tinh chất trong cây xạ đen có thể giúp thanh nhiệt, giải độc và thúc đẩy tuần hoàn máu. Vậy nên, xạ đen được sử dụng để tạo ra các thang thuốc chữa mất ngủ, hoa mắt, chóng mạch và suy nhược thần kinh.
Bộ phận dùng: chủ yếu là thân, cành và lá. Quả xạ đen vẫn có giá trị sử dụng.
Thu hái: Thu hái cây xạ đen khi lá đã chuyển màu xanh. Không dùng lá và thân cây còn quá non. Thu hái quả khi quả đã chín vàng.
Cách sử dụng cây xạ đen chữa trị mất ngủ:
- Rang vàng hạ thổ 100g xạ đen đã phơi khô.
- Đun sôi phần xạ đen này với nước trong khoảng 10-15 phút.
- Dùng nước xạ đen uống mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút và uống nóng.
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ (tên khoa học: Mimosa Pudica L) có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây cỏ thẹn, hàm tu thảo. Đặc trưng của loài cây này là khi có sự tác động bên ngoài sẽ cụp lại và rủ lá xuống. Đây là cây thân thảo, mọc dại ở ven đường, bãi cỏ, vườn hoặc đồng ruộng…
Công dụng: Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng để làm thuốc. Với tác dụng lợi tiểu, chống viêm và nhất là an thần, cây xấu hổ trở thành bài thuốc nam trị mất ngủ được lưu hành trong dân gian nhiều thập kỷ qua.
Cách sử dụng cây xấu hổ trị mất ngủ:
- Cắt lấy cành và lá cây xấu hổ, rửa sạch và phơi khô.
- Đem cây xấu hổ đã phơi khô rang vàng, rồi nấu nước uống mỗi ngày.
- Mỗi lần nấu khoảng 15g. Mọi người có thể uống nóng hoặc nguội tùy sở thích.
Cây đinh lăng
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây nam dương sâm, cây gỏi cá (tên khoa học: Polyscias ịrmicosa L.) được ví như nhân sâm của người nghèo. Đinh lăng là cây cảnh quen thuộc của nhiều gia đình Việt, nhất là ở vùng nông thôn. Cây thường được trồng trước hiên nhà hoặc trong vườn, dùng làm gia vị cho nhiều món ăn.
Công dụng: Có thể nhiều người chưa biết, cây đinh lăng là nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào, điển hình là vitamin C, B1, B2, B6 và một số axit amin quý khác.
Đặc biệt, thảo dược này còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa, tăng dẫn truyền thần kinh và chống viêm như Saponin, Tanin, Glycosid… Đó là lý do loài cây này được dùng để điều chế thành bài thuốc nam trị mất ngủ, giúp mọi người có giấc ngủ trọn vẹn.
Cách sử dụng cây đinh lăng trị mất ngủ:
- Mọi người có thể hái lá đinh lăng, rửa sạch, rồi kho với cá hoặc thái nhỏ chiên trứng, ăn kèm với cháo…
- Nếu không ăn được lá đinh lăng, thì có thể lấy lá đinh lăng đem sắc cùng rau má, lá vông, cỏ mực, hoàng liên, hoàng bá, bạch linh, tam diệp… lấy nước uống.
- Dùng bài thuốc này liên tục khoảng 1 tuần để đạt kết quả cao.
Hoa tam thất
Cây tam thất (tên khoa học: Panax Pseudoginseng) có thể gọi là sâm tam thất, điền thất nhân sâm hoặc kim bất hoán.
Giống cây này thân thảo, phân bổ ở vùng núi cao thuộc các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Hoa của cây tam thất có màu xanh lục nhạt, thường được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8.
Công dụng: Hoa tam thất được dùng như một loại thuốc nam chữa mất ngủ nhờ hàm chứa nhiều hoạt chất quý như Ginsenoside Rb1, Rb2 và các axit amin như Leucine, Phenylalanine, Valin.
Những dưỡng chất này góp phần lưu thông máu não, tăng cường chức năng của hệ thần kinh và giảm mệt mỏi, thế nên sử dụng hoa tam thất thường xuyên sẽ giúp dễ ngủ, ngủ ngon và ít tỉnh giấc.
Cách sử dụng hoa tam thất trị mất ngủ:
- Dùng hoa tam thất tươi để xào thịt, hầm xương hoặc nấu canh…
- Cho khoảng 10 nụ hoa tam thất khô vào ấm pha trà, tráng qua với nước nóng, rồi chắt hết lần nước đầu tiên này đi.
- Sau đó, cho nước nóng vào đầy ấm trà và ngâm trong khoảng 10 phút là có thể rót ra ly để thưởng thức.
Cây nữ lang
Cây nữ lang (tên khoa học: Valeriana Officinalis) còn được gọi bằng tên khác là cây sì to, thuộc họ thân thảo, mọc trên những dãy núi cao hơn 1.000m.
Người ta tìm thấy số lượng lớn thuốc nam trị mất ngủ này ở khu vực núi cao của tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.
Công dụng: Hàm lượng Axit Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates dồi dào trong cây nữ lang có khả năng giảm căng thẳng, an thần và duy trì hoạt động của não bộ.
Nhờ vậy, sử dụng bài thuốc từ thảo dược này sẽ giúp giảm bớt mức độ mất ngủ, kéo dài giấc ngủ.
Cách sử dụng cây nữ lang trị mất ngủ:
- Lấy rễ nữ lang khô hãm với nước sôi, chờ khoảng 10 phút cho ngấm rồi rót ra uống như trà.
- Dùng rễ cây nữ lang ngâm với rượu gạo giống như ngâm sâm cũng là cách trị mất ngủ rất hay.
Lá dâu tằm
Dâu tằm (tên khoa học: Folium Mori) trong danh mục thuốc nam có tên là tang diệp. Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện được trồng nhiều nơi trên thế giới.
Lá của cây dâu tằm mang lại giá trị kinh tế lớn, đồng thời là một vị thuốc nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Công dụng: Nguồn dưỡng chất phong phú, bao gồm: Caroten, Tanin, Colin Adenin, Trigonellin, Pentosan, canxi, vitamin C…
trong lá dâu tằm có tác dụng thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng. Vì thế, những người bị mất ngủ, khó ngủ dùng lá dâu tằm sẽ cảm thấy nhanh đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Cách sử dụng lá dâu tằm trị mất ngủ:
Bài thuốc nam chữa mất ngủ này gồm các bước:
- Hái khoảng 50g lá dâu tằm tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Để nước dâu tằm nguội, rồi uống thay nước hàng ngày.
Trên đây là 10 thuốc nam trị mất ngủ được nhiều người sử dụng nhất.
Tìm hiểu thêm: cây xạ đen chữa bệnh ưng thư!
Ai đang đau đầu mất ngủ, ai đang bệnh rối loạn tiền đình Ai đang thiếu máu lên não, ai đang căng thẳng mệt mỏi Ai đang suy nhược cơ thể, ai mất ăn mất ngủ Hãy đặt mua ngay THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH ĐAU ĐẦU MẤT NGỦ bên em, đảm bảo sẽ cải thiện các chứng bệnh trên ngay ạ
ĐỊA CHỈ: Thôn Quyền Chương-Xã Thanh Cao-huyện Lương Sơn-tỉnh Hoà Bình
LIÊN HỆ: 0986686483
ZALO: 0986686483
Email caythuocdantochoabinh@gmail.com
GIỜ LÀM VIỆC 06:00 – 18:00, Cả tuần