Đặc điểm thực vật
Thân cây: Cây mật gấu là loài thực vật thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây lá đắng thường cao từ 2 – 5 mét.
Lá: Lá cây mật gấu có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục. Lá cây có vị đắng.
Bộ phận dùng
Bộ phận thường dùng của cây lá đắng là thân cây, lá cây.
Thu hái và sơ chế
Thu hại cây lá đắng quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.
Cách sơ chế:
Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;
Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu cây lá đắng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu Nam là:
Xanthone;
Vitamin B1;
Vitamin B2;
Vitamin A;
Vitamin E;
Vitamin C;
Terpene;
Steroid;
Tannin;
Flavonoid;
Axit phenolic;
Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
Nước;
Magie;
Selenium.
Vị thuốc cây mật gấu
-
Tính vị
Cây mật gấu có tính bình, lá có vị đắng.
Cây lá đắng không có chứa chất độc, không gây ra tử vong cho động vật.
Cây lá đắng là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.
-
Quy kinh
Chưa có các nghiên cứu về những ghi chép trong kinh, sách.
Tác dụng dược lý và chủ trị
Cây lá đắng có các tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:
Giải độc;
Tiêu viêm;
Hạ sốt;
Kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen;
Chống ung thư;
Giảm cholesterol xấu trong máu;
Lợi sữa cho phụ nữ hậu sản;
Chống lão hóa;
Kháng viêm;
Điều hòa đường huyết;
Tốt cho gan và thận.
Cây mật gấu có thể hỗ trợ điều trị được những chứng bệnh như
Chữa chứng tả lị;
Diệt trừ giun sán;
Hỗ trợ Chữa bệnh sốt rét;
Hỗ trợ Chữa chứng đau họng;
Hỗ trợ Điều trị rối loạn tiêu hóa;
Hỗ trợ Điều trị ho, ho có đờm;
Hỗ trợ Điều trị đau nhức xương khớp;
Hỗ trợ Chữa cảm sốt;
Hỗ trợ Chữa cảm lạnh;
Hỗ trợ Chữa táo bón.
Cách dùng và liều dùng
Thân và lá của cây lá đắng có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.
Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.
Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây lá đắng/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.
Bài thuốc sử dụng cây mật gấu
-
Bài thuốc Hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị phần thân cây lá đắng. Rửa sạch, sau đó thái thành những đoạn nhỏ, phơi khô. Khi những đoạn thân cây mật gấu đã khô, người dùng ngâm chúng với rượu trắng. Đậy kín nắp vại rượu. Khi rượu đã chuyển sang màu vàng thì có thể sử dụng được.
Mỗi lần dùng, uống một lượng nhỏ để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp.
-
Bài thuốc Hỗ trợ trị đái tháo đường
Bài thuốc này có khả năng điều trị chứng đái tháo đường loại 2. Bạn lấy lá của cây mật gấu, phơi khô. Sau khi phơi khô, sử dụng khoảng 10g, hãm với nước sôi và uống.
Đối với bài thuốc này, người bệnh uống nước lá của cây lá đắng tựa như dùng nước trà (nước chè), hãy dùng thay cho nước trà mỗi ngày.
Tính đắng trong lá mật gấu có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết của người bệnh.
Dùng lá lá đắng phơi khô để hãm nước chè, uống giúp Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường loại 2.
-
Bài thuốc trị chứng ho, đau họng và ho có đờm
Chuẩn bị vài lá mật gấu, rửa sạch trước khi dùng.
Cách dùng: Nhai khoảng 1 – 2 lá mật gấu tươi. Nên dùng trước khi đi ngủ buổi tối. Sáng hôm sau, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, dùng lá mật gấu với liều lượng cao.
-
Bài thuốc bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe
Rửa sạch lá cây lá đắng, sau đó phơi khô. Hãm lá đắng phơi khô với nước sôi. Uống thuốc hàng ngày, thay cho nước chè. Bài thuốc này giúp gan thận thải độc, loại bỏ những nguy cơ gây bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Tác dụng của cây xạ đen
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.