Tìm hiểu về cây tầm gửi
Tầm gửi còn có tên gọi khác là chùm gửi là loại cây sống ký sinh trên thân cây khác. Cây này thường bò hoặc leo lên bề mặt các cây thân gỗ như cây bưởi, cây mít, cây dâu hay cây gạo… Cây ký sinh trên các cây chủ khác nhau sẽ cho ra những loại tầm gửi khác nhau nhưng tất cả đều là loại cây thân leo. Rễ cây là loại giác mút nên sẽ bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để sinh trưởng và phát triển. Cành cây thường nhiều đốt và giòn, lá mọc đối xứng, trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục. Hoa là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, mọc thành cụm ở kẽ lá, cuống hoa ngắn, thường ra hoa vào mùa hè và quả vào mùa đông.
Một số loại cây thường có cây tầm gửi sống là cây dâu, cây chanh, cây dẻ, cây mít, cây táo, cây xoan, cây cúc tần, cây gạo… Tuỳ thuộc vào loại cây sẽ có những công dụng khác nhau đối với việc phòng chữa bệnh. Từ lâu trong Đông y, các thầy thuốc đã sử dụng cây tầm gửi để làm thuốc chữa bệnh. Đa số các loại cây tầm gửi có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức, làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn tâm thần. Ngoài ra một số loại tầm gửi còn có tác dụng an thai và gọi sữa về sau sinh. Trong Y học hiện đại cũng dùng tầm gửi để chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Tầm gửi có tác dụng an thai và gọi sữa về sau sinh, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa…
7 tác dụng của tầm gửi cây gạo
Tâm gửi cây gạo có rất nhiều tác dụng chữa bệnh đối với sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng chính:
Thúc sữa cho mẹ bỉm
Tác dụng đầu tiên phải kể đến của tầm gửi cây gạo chính là giúp cho phụ nữ sau sinh ngăn bệnh hậu sản. Uống nước sẽ giúp cơ thể người phụ nữ mát hơn từ đó kích thích nguồn sữa mẹ sản sinh nhiều hơn. Đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé yêu.
Chữa tiểu đường
Hiện nay tiểu đường là một trong những bệnh nan giải mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là đối tượng trung niên và tuổi già. Để điều trị dứt hẳn căn bệnh này là một hành trình rất gian nan và cơ hội khỏi hẳn là rất thấp. Nhưng nhiều người vẫn mong muốn tìm kiếm một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh để giảm đi sự khó chịu thì có thể dùng tầm gửi cây gạo. Uống nước sắc từ cây sống trên cây gạo thời gian dài sẽ giúp lượng đường huyết dần ổn định và cân bằng.
Chữa đái buốt
Tầm gửi cây gạo có tính bình nên giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ đường tiết niệu và đường tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bản thân loại cây này còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt rất tốt. Phụ nữ thường là đối tượng mắc phải bệnh này gây nên cảm giác cực kỳ khó chịu và bất tiện. Lúc này bạn có thể dùng để cảm đi sự khó chịu này.
sắc nước uống có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận, hen suyễn, đái buốt, tiểu đường…
Chữa sỏi thận
Bệnh nhân sỏi thận có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong cây có chứa chất: alpha – tocopherol quinone, Trans – phytol, catechin, quercetin, afzeline…
Các chất này có khả năng làm tan sỏi thận và làm thu nhỏ kích thước sỏi thận. Từ đó góp phần giúp hệ thống đường tiết niệu trở lại bình thường.
Chữa hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống. Tuy nhiên nếu uống nước sắc một thời gian dài sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Chữa phong tê thấp
Bệnh phong tê thấp và bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và tuổi già. Khi không may mắc bệnh khiến cho tình trạng đi lại, di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Để điều trị bệnh này, bác sĩ Đông y có thể chỉ định cho bạn dùng tầm gửi cây gạo. Loại cây này có tính bình sẽ giúp gân cốt dẻo dai, giảm đau nhức, đau cơ, giảm đi các triệu chứng của bệnh phong tê thấp.
Chữa bệnh dạ dày
Nhiều bệnh nhân đau dạ dày sử dụng thuốc tây không còn hiệu nghiệm đã tìm đến và sau 6 tháng hết đau mà không bị tái phát.
Cách phân biệt tầm gửi cây gạo
Hiện nay do những tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ cùng sự hiếm gặp của tầm gửi cây gạo. Nên loại cây này có giá bán trên thị trường khá cao.
Giá cả dao động từ 300.000 đồng với 1kg tươi và 600.000 đồng đối với cây khô, có khi mức giá trên được người bán đẩy lên cả triệu đồng.
Do đó nhiều người đã sử dụng những loại cây tầm gửi trên cây khác không phải cây gạo để bán. Vì vậy để phân biệt tầm gửi cây gạo với các tầm gửi khác bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:
- Tầm gửi cây gạo có lá xanh và dày hơn các lá tầm gửi khác. Phần cành cây của nó cũng dễ gãy và giòn hơn, khi bẻ thử sẽ không có xơ dính.
- Khi được phơi khô tầm gửi cây gạo sẽ có mùi thơm đặc trưng mà những loại tầm gửi khác không có.
- Về màu sắc, cây tầm gửi của cây gạo sẽ có màu nâu đỏ. Nước khi sắc lên cũng có màu nâu hoặc đỏ.
Xem thêm:
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.